Sẽ thật bất tiện khi đang lướt mạng, xem video mà điện thoại bỗng nhiên bị ngắt Wifi, hay đôi khi kết nối mạng nhưng mãi không thành công. Những lỗi Wifi thường gặp này không chỉ làm mất thời gian mà còn cản trở các hoạt động thường ngày. Hãy cùng Tuấn Lê khám phá càng nguyên nhân để khôi phục kết nối và trải nghiệm Internet mượt mà như bạn mong muốn nhé!
Các lỗi Wifi trên điện thoại thường gặp và cách xử lý nhanh gọn
Trong cuộc sống hiện đại, Wifi dường như là công cụ bất ly thân của tất cả mọi người. Từ tra cứu thông tin, làm việc đến học tập đều cần có sự “hợp tác” của người bạn này. Vì thế, chẳng có gì tệ hơn khi bị ngắt Wifi mà không biết rõ nguyên nhân.
1. Không thể kết nối Wifi
Không thể kết nối Wifi có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau làm cho điện thoại vốn bắt sóng mạnh mẽ nay trở nên bất lực trước những dòng chảy của Internet. Tuy nhiên, bạn có thể xem xét 2 trường hợp phổ biến sau đây nếu rơi vào tình trạng kết nối Wifi không tốt.
- Kể đến đầu tiên là khoảng cách. Bạn đang ở vị trí các xa Wifi từ 50m trở lên sẽ bắt sóng yếu hoặc không thể truy cập, đặc biệt là trong không gian có nhiều vách ngăn và thiết bị đang sử dụng. Lúc này bạn hãy di chuyển đến gần router và kết nối lại. Một cách xử lý khác khởi động lại modem nếu được.
- Nguyên nhân thứ 2 là điện thoại có vấn đề. Lỗi phần mềm hoặc các chương trình chạy ngầm bên trong đang xung đột cũng khiến điện thoại xảy ra vấn đề. Trong đó không thể kết nối Wifi là biểu hiện thường thấy. Cách nhận biết lỗi này là đang ở trong không gian chung, tất cả các thiết bị đều kết nối Wifi được trừ điện thoại của bạn. Cách xử lý nhanh chóng là khởi động lại điện thoại để thiết lập lại chương trình.
Những thao tác trên tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy nhớ rằng, bất kỳ khi nào gặp phải vấn đề kết nối, đừng vội nản lòng – mọi thứ đều có giải pháp!
Xem thêm: Samsung sạc không vào pin phải làm sao?
2. Wifi tự động ngắt kết nối
Cảm giác khi đang tận hưởng một bộ phim yêu thích hay trò chuyện với bạn bè qua video call mà bỗng nhiên Wifi tự ngắt kết nối thật sự rất khó chịu, đúng không? Đặc biệt là khi bạn đang trong những cuộc gọi video quan trọng hoặc tra cứu thông tin học tập.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến Wifi tự động ngắt kết nối là chế độ tiết kiệm pin trên điện thoại. Khi kích hoạt chức năng, mức pin ở mức dưới 10% thiết bị sẽ tự động tắt các kết nối không cần thiết để tiết kiệm năng lượng, Wifi cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, bạn đang sử dụng Wifi chung, có nhiều thiết bị kết nối dễ gây ra xung đột giữa và kết quả là “đá” điện thoại của bạn ra khỏi kết nối nếu sóng yếu hơn. Mỗi khi Wifi tự ngắt, bạn không chỉ cảm thấy bực bội mà còn phải tìm cách khôi phục kết nối, tiêu tốn thời gian và năng lượng của bạn.
Cách giải quyết là bạn kiểm tra cài đặt tiết kiệm pin trên điện thoại. Hãy tắt kích hoạt nếu chúng đang được bật. Việc này có thể giúp duy trì kết nối Wifi tốt hơn và giảm thiểu tình trạng ngắt quãng. Ngoài ra, bạn hãy tìm nguồn kết nối Wifi mạnh hơn để duy trì kết nối bền vững. Nếu đang ở nhà, hãy ngắt kết nối các thiết bị không cần thiết sử dụng Wifi.
3. Không tìm thấy Wifi
Dường như ai cũng trải qua cảm giác hoang mang khi điện thoại của mình bỗng dưng không tìm thấy bất kỳ mạng Wifi nào, mặc dù bạn biết chắc chắn xung quanh có nhiều kết nối đang khả dụng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến điện thoại không phát hiện được mạng Wifi chính là chế độ máy bay. Khi chế độ này hoạt động, tất cả các kết nối mạng, bao gồm cả Wifi đều bị vô hiệu hóa. Điện thoại lúc này không khác “cục đá” là bao. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể do lỗi phần cứng trên thiết bị đang gây ra sự cố khiến nó không nhận diện được mạng Wifi khả dụng. Những tình huống này thường xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước.
Để khắc phục bạn hãy kiểm tra xem chế độ máy bay có đang được bật hay không. Chế độ này được kích hoạt thì bạn chỉ cần tắt nó đi, các mạng Wifi xung quanh xuất hiện ngay lập tức. Nếu vẫn không thấy mạng nào, hãy thử khởi động lại thiết bị. Đối với iPhone, trong trường hợp không mấy khả quan bạn hãy nâng cấp điện thoại lên iOS mới nhất, thỉnh thoảng không nâng cấp hệ điều hành cũng khiến táo khuyết bị lỗi.
4. Wifi kết nối nhưng không có internet
Biểu tượng Wifi vẫn đầy các nấc nhưng khi thử truy cập vào một trang web nào đó lại xuất hiện thông báo “Wifi không khả dụng”. Nếu bạn đang cảm thấy bối rối và muốn tìm hiểu nguyên nhân ở đâu, hãy cùng phụ kiện Tuấn Lê khám phá vấn đề ngay bây giờ.
Có thể nguyên nhân của sự cố đến từ router hoặc modem. Chỉ cần mất điện đột ngột hoặc có sự điều chỉnh kỹ thuật từ máy chủ của nhà mạng, Wifi cũng sẽ bị lỗi mất kết nối. Cách làm đơn giản là hãy khởi động lại modem hoặc router. Đây là một trong những “phương pháp huyền thoại” trong thế giới công nghệ mà bạn có thể đã nghe đến. Sau bước này, Wifi vẫn không khá hơn hãy liên hệ với nhà mạng cung cấp để được hướng dẫn xử lý hoặc kỹ thuật viên sẽ đến nơi xem xét giúp bạn.
5. Wifi kết nối yếu
Mặc dù thiết bị có thể đã kết nối với mạng, nhưng tốc độ chạy chậm đến mức khiến bạn phải liên tục làm mới trang. Một trong những lý do đầu tiên có thể dẫn đến Wifi hoạt động chậm chạp là sự quá tải về số lượng thiết bị kết nối. Một chiếc Wifi phải phục vụ cho cả một “dàn” thiết bị, từ điện thoại, máy tính bảng đến laptop hay thậm chí là smart TV, mỗi thiết bị đều “chiếm” một phần băng thông nhất định của mạng. Khi có quá nhiều thiết bị đang hoạt động cùng lúc sẽ gây ra tình trạng giảm tốc độ kết nối.
Để khắc phục tình trạng này, hãy thử giảm số lượng thiết bị đang kết nối với Wifi cùng một lúc. Nếu có thể, hạn chế việc sử dụng đồng thời nhiều thiết bị và xem xét các thiết bị nào thực sự cần kết nối. Bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt trong tốc độ internet khi băng thông không còn bị chia sẻ quá nhiều. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng không có bất kỳ ứng dụng nào đang tiêu tốn băng thông của bạn mà bạn không biết. Kiểm tra các ứng dụng đang chạy nền và tắt bỏ những ứng dụng không cần thiết, điều này sẽ giúp tối ưu hóa tốc độ Wifi của bạn hơn nhiều.
Bên cạnh đó, tín hiệu Wifi cũng có thể bị cản trở bởi các vật cản trong môi trường xung quanh như tường gạch, đồ đạc hay các thiết bị điện tử khác. Để tối ưu hóa tốc độ Wifi, hãy thử thay đổi vị trí đặt router. Đặt router ở một vị trí cao hơn và thoáng đãng, tránh xa các vật cản có thể giúp cải thiện đáng kể tín hiệu. Bạn cũng có thể thử nghiệm với việc sử dụng các bộ kích sóng Wifi nếu bạn sống trong một không gian lớn hơn để có được tín hiệu mạnh hơn.
Không thể phủ nhận rằng việc sở hữu một kết nối Wifi ổn định và nhanh chóng là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó không chỉ ảnh hưởng đến công việc, học tập mà còn liên quan đến các khoảnh khắc giải trí quý giá. Vì vậy, hãy áp dụng những mẹo và giải pháp bài viết đã chia sẻ để đảm bảo rằng bạn luôn có một kết nối tốt nhất nhé! Còn để có trải nghiệm bảo vệ điện thoại tốt nhất đừng quên ghé phukienre.com.vn để tham khảo các mẫu ốp lưng, pin dự phòng tốt nhất cho đến các loại phụ kiện điện thoại giá sỉ tốt nhất từ các brand nổi tiếng.