Sử dụng sản phẩm công nghệ bạn phải đối mặt với các lỗi không mong muốn, trong đó màn hình điện thoại bị sọc là một trong các vấn đề thường gặp nhất. Màn hình bị sọc dưới nhiều hình dạng và cách sửa lỗi cũng khác nhau theo tình trạng. Để hiểu sâu hơn về lỗi này và cách khắc phục, cùng Phụ kiện Tuấn Lê tìm hiểu ngay nhé.
Các dấu hiệu thường gặp của màn hình bị sọc
Màn hình bị sọc thường xuất hiện sau khi điện thoại gặp tác động mạnh. Về mặt kỹ thuật, các đường sọc sẽ xuất hiện theo chiều dọc hoặc ngang, tình trạng nặng chiều rộng của đường sọc to và chảy mực xuống. Nhìn chung không có bất kỳ quy luật nào cho các đường sọc này, nhưng trông thấy ai cũng hiểu màn hình đã bị lỗi.
Đối với màn hình sọc nhẹ, lỗi này không đáng kể có thể tự phục hồi sau khi tắt nguồn. Trong một vài trường hợp, màn hình sẽ bị sọc mờ, sau đó đậm dần và chảy mực, rất có thể điện thoại đã bị va chạm mạnh ảnh hưởng đến từ phần cứng và cần sửa chữa ngay. Khá hiếm trường hợp lỗi phần mềm dẫn đến sọc màn hình, có chăng cũng chỉ là các đường sọc nhẹ do xung đột ứng dụng, có thể khắc phục bằng cách khởi động lại điện thoại – chúng tôi vừa nhắc đến ở trên.
Nguyên nhân khiến màn hình điện thoại bị sọc
Màn hình bị sọc có thể bị ảnh hưởng từ nhiều tác động nên ở đây Phụ kiện Tuấn Lê sẽ phân thành 2 loại chính là phần cứng và phần mềm. Phần lớn màn hình bị lỗi liên quan đến phần cứng đều phải thay mới hoặc sửa chữa bởi người có kinh nghiệm.
Các lỗi đến từ phần cứng
1/ Điện thoại bị va đập mạnh
Các thiết bị cầm tay đều được lắp ráp từ nhiều bộ phận riêng biệt với nhau, các đường nối và góc cạnh “nhạy cảm” với tác động mạnh. Khi bị va đập vào, màn hình sẽ bị nứt vỡ và các nối liên kết bên trong sẽ bị đứt gây ra lỗi, biểu hiện thường thấy nhất là xuất hiện đường sọc. Nặng nề hơn là chảy mực và ảnh hưởng đến main bên trong.
2/ Dây cáp kết nối màn hình bị lỏng/đứt
Giữa màn hình và bo chủ mạch bên trong điện thoại sẽ kết nối với nhau bằng dây cáp nhỏ. Khi sợi dây này có vấn đề, thông tin hiển thị trên màn hình lập tức mất kết nối, các đường sọc hiển thị như tín hiệu thông báo màn hình đang bị lỗi. Nguyên nhân khiến dây cáp bị hỏng là điện thoại đang dùng đã cũ, đặt trong môi trường ẩm ướt thời gian dài hoặc vừa bị rơi.
3/ Điện thoại bị ngâm nước
Một nguyên nhân khác của phần cứng khiến màn hình bị sọc là điện thoại ngâm nước. Trường hợp này bạn có thể lược bỏ các dòng điện thoại mới nhất hiện nay đã trang bị khả năng chống nước tốt. Với các điện thoại đời cũ, nhất là android, chỉ cần vô tình ngâm nước vài phút đã có thể khiến thiết bị hư hỏng nặng. Nước len lỏi vào bên trong, tác động đến mạch điện/cáp khiến màn hình bị sọc hoặc liệt cảm ứng.
4/ Thay linh kiện kém chất lượng
Màn hình zin của hãng bị hỏng và bạn vừa thay mới. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng màn hình lại bị sọc thì có thể bạn đã sửa chữa tại trung tâm “dởm”. Tại các trung tâm sửa chữa thiếu chuyên nghiệp, linh kiện sử dụng thường là hàng nhái và không rõ nguồn gốc. Lúc thay mới rất khó để bạn nhận biết nếu không rành về công nghệ, nhưng sau một thời gian chúng sẽ bị lỗi ngay.
5/ Thiết bị đã bị nhiễm từ
Trường hợp này hiếm gặp nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Đặt điện thoại quá gần với tần suất lớn với các sản phẩm như nam châm, biến áp, loa… có từ trường mạnh sẽ khiến màn hình điện thoại bị sọc.
Lỗi từ phần mềm
Màn hình bị sọc do phần mềm chỉ đến từ 2 lỗi chính là ứng dụng bị lỗi và xung đột phần mềm. Cụ thể:
- Xung đột phần mềm: iOS chưa được nâng cấp, nhiễm virus vì truy cập trang web đen, các app tải về đang chạy đồng thời và tranh giành tài nguyên với nhau…
- Ứng dụng bị lỗi: các app game hoặc ứng dụng cần nâng cấp thường xuyên nhưng bạn quên cập nhật sẽ khiến chúng không hoạt động, lâu dần sẽ gây xung đột với ứng dụng khác hoặc ảnh hưởng tới phần mềm đang chạy và làm màn hình bị sọc.
Hướng dẫn sửa lỗi màn hình bị sọc đơn giản
Tương tự như các lỗi khác, màn hình bị sọc bạn vẫn có thể khắc phục bằng các mẹo công nghệ đơn giản và thực hiện ngay tại nhà. Nhưng khi bị sọc ¾ màn hình kèm theo chảy mực, bạn nên thay mới ngay để tránh ảnh hưởng đến main bên trong.
1/ Khởi động điện thoại
Bạn có thể hiểu là tắt nguồn điện thoại 1 lúc và bật lại. Cách này dường như ai cũng có thể làm được và rất nhanh chóng. Tác dụng của khởi động lại thiết bị là “làm sạch” các phần mềm đang chạy ngầm và đưa ứng dụng bị lỗi trở lại trạng thái ban đầu. Cách làm này đơn giản nhưng hiệu quả rất cao nhé.
2/ Khôi phục lại cài đặt gốc (đối với iPhone)
Sau khi thử tắt và bật nguồn không mấy hiệu quả, bạn hãy chuyển ngay tới bước đưa điện thoại về giống lúc mới mua. Để thực hiện cách này, đừng quên sao lưu dữ liệu sang thiết bị khác để lưu trữ.
Cách thực hiện: Cài đặt – Cài đặt chung – Chuyển hoặc đặt lại iPhone – Đặt lại.
Xem thêm: iPhone 16 bị lỗi màn hình: Nguyên nhân và cách khắc phục
3/ Sửa chữa hoặc thay mới tại trung tâm
Tình trạng màn hình điện thoại bị sọc ngày càng tệ hơn và 2 cách trên không khắc phục được, bạn hãy đến trung tâm bảo hành/sửa chữa để nhân viên kỹ thuật kiểm tra. Theo quy trình, các kỹ thuật viên sẽ xem xét tình trạng máy, nếu không thể sửa chữa bạn phải thay mới ngay, vì vậy hãy chọn trung tâm uy tín để ghé đến.
Ngoài ra, sau khi sửa chữa thành công hoặc thay mới, bạn nên hạn chế đặt điện thoại gần các thiết bị công nghệ nhiễm từ và dùng ốp lưng bảo vệ điện thoại trong trường hợp bị rơi/va đập tốt nhất. Hy vọng các thông tin Phụ kiện Tuấn Lê cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu mua linh kiện, phụ kiện điện thoại giá sỉ hãy đến ngay với Tuấn Lê nhé, với đầy đủ các mặt hàng của nhiều dòng điện thoại khác nhau.