Trong thời đại công nghệ số, điện thoại Android không chỉ là công cụ liên lạc mà còn chứa nhiều thông tin quý giá, từ cá nhân đến công việc. Các thông tin một khi bị đánh cắp hoặc vô tình bị người khác biết được hậu quả rất khó lường. Đã có nhiều trường hợp bị đe dọa, tống tiền và đền bù vi phạm vì tính bảo mật.
Tới đây chắc bạn đã thấy tầm quan trọng của việc phải bảo mật thông tin. Sử dụng các ứng dụng chống trộm và mật khẩu trên Android là các cách mà nhiều người dùng công nghệ đang thực hiện. Vậy chống trộm trên điện thoại Android có những cách nào? Cùng Phụ kiện Tuấn Lê tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Các phương pháp bảo mật trên thiết bị Android
Trong thế giới số hóa rộng lớn ngày nay, việc bảo mật thiết bị Android của bạn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Có 3 cách bạn có thể bảo vệ thông tin bên trong điện thoại là khóa màn hình, cài đặt ứng dụng chống trộm và bật chức năng tìm kiếm thiết bị.
1/ Chống trộm bằng khá màn hình
Gần 97% người dùng Android đều sử dụng khóa màn hình bằng mã pin, vân tay hoặc mật khẩu. Trong đó, vân tay và mật khẩu (hình ảnh hoặc số) là 2 xu hướng được lựa chọn nhiều nhất. Khóa vân tay mang tới sự tiện lợi và chóng, trong khi mật khẩu hay mã pin bảo mật tốt hơn.
Một sai lầm lớn nhiều người thường mắc phải là sử dụng mật khẩu đơn giản, thường là ngày sinh nhật hay một dãy số quan trọng nào đó. Tuy nhiên loại mật khẩu này rất dễ mở khóa, chỉ cần là người quen của bạn cũng có thể đoán ra ngay. Như vậy thông tin rất dễ bị đánh cắp. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của mật khẩu, hãy chọn cho mình một mật khẩu dễ nhớ nhưng người khác không thể đoán được.
2/ Cài đặt ứng dụng chống trộm
Trong bối cảnh công nghệ phát triển chóng mặt, có rất nhiều ứng dụng chống trộm dành cho điện thoại Android mang tính bảo mật cao ra mắt mỗi năm. Trong đó, Cerberus và Lookout là 2 ứng dụng hàng đầu bạn có thể tin tưởng.
Cerberus là ứng dụng miễn phí giúp theo dõi và điều khiển điện thoại từ xa. Ứng dụng cho phép cài đặt chế độ định vị để tìm kiếm điện thoại. Trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể khóa từ xa. Hơn nữa, với tính năng “selfie” thông minh, Cerberus còn có thể chụp ảnh kẻ xâm nhập khi họ cố gắng mở khóa điện thoại.
Ngoài Cerberus, Lookout cũng là một gợi ý đáng giá. Vượt ngoài chức năng đơn thuần, ứng dụng này còn có khả năng quét virus và bảo vệ khỏi các nguy hiểm trên mạng internet. Lookout sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp bảo vệ thiết bị và giữ cho thông tin cá nhân an toàn, ngay cả khi bạn vô tình nhấp vào link rác trên mạng xã hội.
Xem thêm: Điện thoại Samsung sạc chậm – Nguyên nhân và cách khắc phục
3/ Bật chức năng tìm kiếm thiết bị
Giữa một thế giới đầy rẫy những kẻ trộm cắp và nguy hiểm tiềm ẩn, chức năng “Tìm kiếm thiết bị” (Find My Device) trên Android là giải pháp cứu cánh mà bạn không nên bỏ qua. Để kích hoạt tính năng này bạn vào phần “Cài đặt -> Bảo mật -> Tìm kiếm thiết bị” sau đó kích hoạt. Khi tính năng đã kích hoạt, bạn cũng vào bật “Vị trí” để có thể tìm kiếm điện thoại nếu bị đánh mất.
Chức năng “Tìm kiếm thiết bị” cho phép khóa thiết bị từ xa, xóa dữ liệu và khôi phục lại thiết bị nếu cần. Trước khi sử dụng tính năng, hãy chắc chắn tài khoản Google bạn sử dụng đã liên kết với điện thoại. Đây là bước then chốt để truy cập vào điện thoại bằng PC hay laptop. Một mẹo nhỏ nữa là bạn hãy kiểm tra và đảm bảo đã bật tính năng đồng bộ hóa cho tài khoản Google, để tất cả các thông tin và vị trí được cập nhật một cách liên tục và chính xác.
Các tính năng bổ sung nâng cao
Khi đã nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo mật thiết bị Android, hãy cùng khám phá những tính năng bổ sung nâng cao giúp bạn tăng cường khả năng chống trộm cho điện thoại Android. Những tính năng này không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu mà còn mang lại cảm giác an tâm hơn khi sử dụng thiết bị.
1/ Tạo bản sao dữ liệu
Một trong những vấn đề đau đầu mà nhiều người dùng smartphone gặp phải là mất dữ liệu. Việc mất thông tin quan trọng có thể khiến bạn mất việc hoặc ảnh hưởng tới cảm xúc. Để thực hiện sao lưu, bạn có thể dùng các dịch vụ đám mây như Google Drive hay Dropbox. Chỉ cần vài cú nhấp chuột, bạn có thể dễ dàng sao lưu toàn bộ ảnh, video, tài liệu và cả ứng dụng cần thiết.
Nhiều người thường chỉ nghĩ đến việc sao lưu khi gặp phải sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên xem điều này là một phần quan trọng trong thói quen sử dụng điện thoại hàng ngày của mình. Dữ liệu phải được bảo vệ mọi lúc và không có lý do gì để đợi đến khi gặp phải sự cố mới bắt đầu.
Xem thêm: Điện thoại Samsung sạc chậm – Nguyên nhân và cách khắc phục
2/ Các phương pháp sao lưu hiệu quả
Có nhiều phương pháp sao lưu dữ liệu bạn có thể áp dụng, từ ứng dụng trực tuyến đến sao lưu bằng thủ công máy tính.
Nếu chọn sử dụng dịch vụ đám mây, hãy tìm hiểu kỹ về những tính năng mà các dịch vụ này cung cấp. Chẳng hạn, Google Drive không chỉ cho phép lưu trữ dữ liệu mà còn dễ dàng chia sẻ và truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau. Điều này không chỉ thuận tiện mà còn giúp duy trì sự liên kết với thông tin quan trọng mới nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện sao lưu thủ công bằng cách kết nối điện thoại với máy tính. Bạn tạo một ổ cứng trong máy tính và đưa các thông tin quan trọng vào lưu trữ ở đây.
Khi đã tạo thói quen sao lưu dữ liệu và biết cách bảo vệ thông tin. Bạn có thể nghĩ đến quản lý ứng dụng từ xa. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến cách chống trộm này hãy đọc ngay thông tin bên dưới.
3/ Quản lý quyền truy cập ứng dụng
Quản lý quyền truy cập ứng dụng không chỉ dừng lại ở bước chống trộm mà còn kểm soát các dữ liệu bên trong máy tốt hơn.
Để kiểm tra và cấu hình quyền truy cập, hãy vào phần “Cài đặt” trên điện thoại, sau đó chọn “Ứng dụng”. Tại đây sẽ xuất hiện danh sách tất cả các ứng dụng mà bạn đã cài đặt. Hãy chọn một ứng dụng mà bạn đang quan tâm, rồi tìm đến mục “Quyền”.
Phụ kiện Tuấn Lê vừa hướng dẫn bạn cách chống trộm hiệu quả trên Android. Bạn đã thực hiện bao nhiêu cách trong hướng dẫn này rồi? Có thể comment xuống bài viết để trao đổi kỹ hơn với Tuấn Lê. Ngoài bảo vệ dữ liệu, việc bảo vệ phần cứng của điện thoại Android cũng quan trọng không kém. Bạn hãy ghé vào Website của Tuấn Lê để chọn phụ kiện điện thoại phù hợp với “dế yêu” của mình nhé!