3 Rủi ro phổ biến khi kinh doanh phụ kiện điện thoại

Nhận thấy tiềm năng phát triển và thị hiếu người dùng của ngành phụ kiện điện thoại ngày càng tăng. Các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại đang dần mở rộng thị trường sang phân phối phụ kiện. Không chỉ vậy, những cá nhân hoặc tổ chức cũng đang ngắm nghía đến chiếc bánh ngon ngọt này. Tiềm năng là vậy, nhưng bắt đầu kinh doanh phụ kiện điện thoại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến công ty hoặc start up sụp đổ nhanh chóng nếu không có các phương án dự phòng. Vậy đâu là những rủi ro phổ biến khi kinh doanh phụ kiện điện thoại, cùng phụ kiện Tuấn Lê tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Những rủi ro khi kinh doanh phụ kiện điện thoại

Lường trước các rủi ro và đưa ra các phương án xử lý kịp thời là phương thức cơ bản để một doanh nghiệp/tổ chức có thể trụ lại vững bền trong ngành.

Chi phí vận hành

Chi phí vận hành doanh nghiệp/cửa hàng
Chi phí vận hành doanh nghiệp/cửa hàng

Bạn là start up với số vốn ít ỏi hay doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, chi phí là yếu tố đầu tiên bạn phải kiểm soát và phân luồng thông minh để có thể vận hành trơn tru bộ máy kinh doanh. Bằng một cách nào đó, doanh nghiệp phải phân chia vốn hiện có cho hai mục lớn là chi phí giá vốn bán hàng (liên quan đến nhập xuất phụ kiện) và chi phí hoạt động (sắm sửa các thiết bị cần thiết, trả tiền mặt bằng hàng tháng…). Điều này sẽ thật khó khăn trong khoảng 3 tháng đầu kinh doanh. Vượt qua thời gian này, khi bạn đã có một lượng khách hàng tiềm năng mọi thứ sẽ dần ổn định hơn.

Nếu bạn vừa gia nhập vào thế giới kinh doanh phụ kiện điện thoại, lời khuyên là hãy bắt đầu bằng cửa hàng online trên facebook, instagram, website… để tiếp cận với khách hàng thay vì mở cửa hàng với chi phí thuê đắt đỏ tại con đường đông đúc hay góc ngã tư dễ tìm cũng là cách để tối ưu chi phí. Bạn có thể dùng phần tiền thuê mặt bằng này để chạy quảng cáo hoặc nhập hàng theo xu hướng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Làm việc với đối tác phân phối

Trao đổi với nhà phân phối phụ kiện
Trao đổi với nhà phân phối phụ kiện

Rủi ro với nhà phân phối sản phẩm không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp nhỏ lẻ, mới bắt đầu mà còn là vấn đề nan giải của các tổ chức lớn. Trả lời câu hỏi làm thế nào để nhập số lượng hàng tối thiểu với mức giá tối ưu, tăng khả năng cạnh tranh về giá với đủ thủ? Doanh nghiệp đã thành công đến 90% về khoảng định giá cho sản phẩm và hợp tác với nhà phân phối

Cụ thể, để đạt lợi nhuận cao nhất, các nhà phân phối sẽ lấy số lượng bán được để bù lại phần chiết khấu khấu trừ cho doanh nghiệp. Nhưng các nhà kinh doanh phụ kiện điện thoại lại không biết trước được sản phẩm này có được khách hàng ưa chuộng không, nếu lấy số lượng lớn nhưng bán yếu sẽ làm tăng chi phí tồn kho và ảnh hưởng đến doanh thu. Do đó, bạn phải cân nhắc số lượng mình có thể bán ổn nhất nhưng vẫn đạt được mức giá tốt nhất bằng cách đưa thêm cho nhà phân phối các đặc quyền khác như sẽ nhập nhiều vào đợt tiếp theo hoặc phân phối độc quyền sản phẩm nào đó trong thời gian cố định…

Chưa kể, khi dòng sản phẩm đang bán ổn, nhà phân phối muốn tăng mức giá lấy hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, nhưng nếu không nhập sản phẩm sẽ khó giữ chân khách hàng. Vì vậy, hãy đưa ra các chính sách và thương lượng một cách thông minh với nhà phân phối để tránh các rủi ro về sau.

Tìm kiếm khách hàng

Tìm kiếm khách hàng cho cửa hàng/doanh nghiệp
Tìm kiếm khách hàng cho cửa hàng/doanh nghiệp

Sự thật rằng, miếng mồi ngon sẽ có nhiều kẻ săn mồi nhắm đến. Đồng nghĩa, một khách hàng sẽ có rất nhiều lựa chọn khi quyết định mua bất kỳ dòng phụ kiện nào cho điện thoại của họ. Vậy điều gì sẽ khiến họ bước chân vào cửa hàng của bạn thay vì cửa hàng khác?

Đây thực sự là câu hỏi lớn của các doanh nghiệp đang kinh doanh hiện nay. Vì vậy, để loại trừ rủi ro khách hàng không biết đến doanh nghiệp và tăng số lượng khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần biết phân khách hàng của mình ở đâu, là những người thích mua hàng giá rẻ với kiểu cách đa dạng hay khách hàng chú ý đến chất lượng, bằng lòng bỏ ra số tiền lớn để có thể mua món đồ sử dụng bền lâu. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các chính sách, quảng cáo truyền thông phù hợp, chọn nguồn hàng đúng tiêu chí… để thu hút khách hàng tốt hơn.

Rủi ro khi kinh doanh phụ kiện điện thoại bạn sẽ gặp rất nhiều trong quá trình kinh doanh, trong bài viết hôm nay Phụ kiện Tuấn Lê chỉ đề cập đến 3 rủi ro lớn nhất mà bạn có thể gặp phải. Hy vọng chúng sẽ bổ ích với bạn trong quá trình kinh doanh sau này.

>>>> Xem thêm bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0909 612 606